Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường

Đăng lúc: Thứ ba - 23/10/2012 03:10 - Người đăng bài viết: TTHTCĐ xã Thuận Hòa
Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường

Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường

Thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 12/9/2011 của UBND Thành phố về Phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng Thành phố Hà Nội năm 2011 ; Thực hiện Kế hoạch Số: 8838/KH-SGD&ĐTngày 24 tháng10 năm 2011 về việc triển khai công tác Phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn năm học 2011- 2012 . Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 - 2012; Trường THCânTỏ Dương văn xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn năm học: 2011 – 2012 như sau:
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích năm học: 2011 – 2012;

- Chỉ đạo triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn.

- Triển khai công tác phòng, chống TNTT với công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch PC TNTT.

- Cập nhật, theo dõi các TNTT xảy ra, kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong nhà trường.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục
 
- Tổ chức tuyên truyền thực hiện “Thông tư 13/TT-BGD quy định xây dựng trường học an toàn và PC TNTT” của Bộ GD&ĐT trong cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, tuyên truyền trực tiếp qua các phương tiện truyền thông của trường, qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội… nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
 
- Tăng cường tuyên truyền PC TNTT trong các đợt trọng điểm: Tháng An toàn gia thông, Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ, tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động vì trẻ em, ngày Sức khoẻ thế giới…
 
- Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục PC TNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường .
- Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, công an, gia đình, các cơ quan thông tin, truyền thông và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng PC TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu về PC TNTT nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, khắc phục và hạn chế các TNTT có thể xảy ra.
3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn
Tiếp tục tổ chức tập, huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách PC TNTT; Tiếp tục tập trung triển khai một số chuyên đề:
- Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể học sinh.
 - Tập huấn các lớp về phòng cháy, chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực học đường.
- Tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo dục học sinh sống thân thiện, hoà nhập với cộng đồng; ngăn ngừa những suy nghĩ tiêu cực, hành vi bột phát, quá khích, trầm cảm… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
 
- Giáo dục an toàn giao thông, tiếp tục đẩy mạnh công tác chống ùn tắc giao thông trước cổng trường; Hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường; phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giật.
 
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh tay, chân, miệng.
- Giáo dục học sinh các kỹ năng phòng chống, bảo vệ ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra(úng ngập, sét đánh, lở đất…). Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng, chống một số tai nạn thường gặp do thiên tai như: đuối nước, điện giật…; đặc biệt quan tâm phòng chống các loại dịch bệnh sau thiên tai.
 
- Phối hợp với cơ quan y tế, hướng dẫn sơ cấp cứu một số TNTT thường gặp trong nhà trường.

4.Công tác khảo sát, khắc phục các nguy cơ gây TNTT và xử lý khi TNTT xảy ra

 
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan: công an, y tế, xây dựng… tham mưu với chính quyền về công tác khảo sát nguy cơ TNTT trong và ngoài nhà trường; phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các TNTT, từ đó bổ sung những biện pháp PC TNTT có hiệu quả.
 
- Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây TNTT, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường; Chủ động xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn …; xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định khi có TNTT.
 
- Hoàn thiện, củng cố phòng y tế nhà trường với nhân lực cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc cấp cứu theo quy định để cấp cứu kịp thời khi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh bị TNTT.
 
- Phối hợp với địa phương giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tình trạng học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường có các biện pháp quản lý, giáo dục phòng tai nạn giao thông.
 
5. Công tác kiểm tra, đánh giá
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của Bộ GD&ĐT.
- Cán bộ y tế nhà trường phối hợp với trạm y tế xã tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất, vật liệu cháy nổ, hung khí... tại trường nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục những nguy cơ gây TNTT.
6. Chế độ thông tin, báo cáo, thống kê
- Duy trì thu thập số liệu về tình hình TNTT trong nhà trường
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: 6 tháng, 12 tháng (vào tuần cuối kỳ báo cáo để Ban chỉ đạo tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT;
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng Kế hoạch PC TNTT, XD trường học an toàn của năm học.
- Lồng ghép nội dung giáo dục PC TNTT, xây dựng trường học an toàn vào chương trình chính khoá; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tập trung vào các chuyên đề về phòng chống TNTT trong nhà trường; hướng dẫn sơ cấp cứu một số TNTT thường gặp ở lứa tuổi học đường.
- Triển khai công tác PC TNTT đến Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tổ chức ký cam kết giữa nhà trường- gia đình- học sinh về công tác PC TNTT, xây dựng trường học an toàn; vệ sinh ATTP.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá nguy cơ gây TNTT trong trường học và đề xuất kiến nghị với cấp trên; chủ động có giải pháp khắc phục, phòng ngừa; có biện pháp can thiệp trực tiếp vào những nơi có thể xảy ra TNTT, bảo đảm an toàn nơi tập thể dục, thể thao, nơi thực hành, thực tập...
- Tự đánh giá trường học an toàn theo Quy định đã ban hành kèm theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GD&ĐT. Hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn gửi về phòng GD&ĐT theo phân cấp quản lý để thẩm định. Thời gian hoàn thành xong trước ngày 15/4/2012.
- Tiếp tục củng cố, xây dựng phòng y tế nhà trường với các trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu, cơ số thuốc theo quy định; Tổ chức tốt hoạt động y tế học đường; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về phòng GD&ĐT theo quy định. Tảo Dương Văn, ngày 23   tháng 10   năm 2011
Tác giả bài viết: mr.diep
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

+ Liên kết Website Giáo dục & Đào tạo:
+ Liên kết Hệ thống Thư điện tử (Email):
+ Liên kết Chương trình quản lý trực tuyến:
+ Thư viện điện tử:

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào ?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Xấu

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 60
  • Hôm nay: 20451
  • Tháng hiện tại: 490287
  • Tổng lượt truy cập: 3051778

Liên kết